Kiến thức hay
Cách ướp chè Thái Nguyên với bông sen
Cách ướp chè Thái Nguyên với bông sen
Trong bài viết, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu 2 cách ướp chè vào hoa sen phổ biến nhất và dù có ướp theo cách nào thì khâu quan trọng nhất vẫn là chọn nguyên liệu, và nguyên liệu chính là trà và hoa.
-Cách ướp chè vào hoa sen tươi:
+ Chọn trà ướp:
Có rất nhiều loại chè có thể ướp với hoa sen, tuy nhiên, ngon nhất vẫn là loại chè Shan tuyết của Hà Giang được háu trên những cây chè hàng trăm, hàng nghìn năm tuổi. Búp chè được hái buổi sớm, hái về chè được chế biên theo phương pháp thủ công của người Mông. Thiên thời, địa lợi, nhân hòa, hội tự đủ cả yếu tố đất trời và bí quyết người làm chè nên chè Shan tuyết được đánh giá là ngon nhất ở nước ta và cũng là loại chè ngon nhất để ướp trà sen.
+ Chọn hoa sen để ướp trà:
Không phải hoa sen nào cũng có thể dùng để ướp trà sen, loại lý tưởng nhất để ướp trà sen chính là sen Tây Hồ. Hoa sen ở đây là loại hoa có nhiều cánh nhỏ xếp dày trong bông sen mới đủ điều kiện để lưu hương khi ướp trà..Ngoài ra, có lẽ cũng do điều kiện thổ nhưỡng nên hoa sen Tây Hồ thường có hương thơm đượm hơn so với những vùng khác.
Khi chọn sen ta cũng nên đi sáng sớm tới Hồ Tây để chọn những bông hoa vừa được hái ( vì lúc này hương hoa vẫn còn đượm, cánh hoa vẫn còn nguyên vẹn), chọn bông có búp lớn, cánh mới hé nở là ngon nhất để ướp với trà, ngoài ra, nên mua thêm lá sen để bọc bông hoa ướp chè sau này.
+ Cách ướp trà vào hoa sen:
Nên ướp trà vào hoa sen ngay sau khi mua hoa về, không nên để quá lâu hoa sẽ bị bay bớt mùi hương thì trà ướp sẽ không được chuẩn. Để ướp chè vào hoa sen, nên nhẹ nhàng vén các cánh hoa để lộ nhuy, sau đó cho trà vào ( khoảng 15-20g chè vào mỗi bông), sau đó xếp lại cánh hoa, dùng lá sen để gói trọn đủ bông hoa và giữu kín, không nên gói quá chặt).
Lưu ý, cánh hoa cũng nên vén vừa đủ để có chỗ cho trà vào, làm mạnh tay quá sẽ lám cánh hoa bị gãy rời khỏi cuống. Sau đó , ta cắm hoa vào bình hoặc chậu để qua 1 đêm và lấy ra dùng.
Để bảo quản được lâu, người ta thường cho các bông trà sen vào ngăn đá tủ lạnh để có thể uống đươc cả tháng sau đó. Tuy nhiên, lưu ý để tránh nhiễm mùi thực phẩm trong tủ lạnh khiến trà mất vị. Tuyệt đối không để hoa ướp trà sen cạnh sầu riêng, mít.
-Cách ướp trà hoa sen sao khô:
Đây là cách ướp trà sen cầu kì, đòi hỏi rất nhiều công sức của người làm, những chén trà sen từ cách này sẽ không bị nồng vị quá như kiểu ướp sen tươi mà sẽ đưa lại kiểu hương thơm thoảng thoảng, thư thái mà có lẽ chỉ những người thực sự yêu trà và cảm nhận tinh tế, sâu sắc mới cảm nhận được. Ngoài ra, trà ướp theo kieuẻ này còn có thể sử dụng được trà lâu dài.
Thay vì trực tiếp cho chè vào trong bông sen, cách ướp này sử dụng gạo sen để ướp trà. Gạo sen là phần lưuu hương thơm đượm nhất của cả bông sen, chính vì thế khi ướp kèm gạo sen, các cánh trà sẽ đượm hương mà không bị lẫn vị ngái của cánh sen như ướp kiểu bông sen tươi. Người làm chè sen phải tỉ mỉ tách gạo ra khỏi từng bông sen, sau khi tách xong, sàng lọc hết các thứ khác, chỉ thu hoạch gạo sen thanh khiết. Dùng mâm đồng hoặc giấy nến trải 1 lớp trà lên trên rồi lại 1 lớp gạo sen, cứ thế cho đến khi hết gạo sen, sau cùng phủ 1 lớp giấy bản lên trên. Ướp trong vòng từ 18-24h tùy thuộc độ ẩm của gạo sen, sau đó mang ra sao khô, có thể sao khô theo cách truyền thống là dùng bếp củi hoặc có thể dùng máy sấy để sấy khô cũng được.
Không chỉ ướp 1 lần, để có những ấm trà đượm hương, người ta ướp có khi đến 5-6 lần để mỗi cánh trà đều đượm hương sen và giữ lại lâu hơn. Trà sen làm theo cách này thường tốn kém, 1 kg trà sen khô thường mất tới cả ngàn bông sen ( để đủ gạo sen ướp trà).
.. Khác với những loại trà khác, riêng trà sen, khi pha sẽ không tráng chè. Cách chuẩn nhất là sử dụng nước nóng tầm 90 độ, tráng nóng ấm chè và chén nước, sau đó cho trà vào ấm chế nước vừa đủ, ngâm trà từ 10-15 giây tùy sở thích, sau đó rót hết trà ra chén nhỏ. Những lần ủ sau có thể kéo dài thêm so với lần 1, nhưng khi nào uống mới chế nước thêm. Với mỗi bông trà sen có thể uống tới 5-6 nước mà vẫn đậm vị